Đối với nhiều bạn trẻ, kể cả những bạn đang theo học trong ngành công nghệ thông tin, cái tên VAS đôi khi vẫn khá xa vời dù ngày qua ngày, chúng ta vẫn sử dụng nó. Vậy dịch vụ VAS là gì và tại sao nó gần gũi với chúng ta thế mà ta không hề hay biết? Tất tần tật về dịch vụ VAS sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết sau đây.
VAS là gì?
VAS là từ viết tắt của Value Added Services – Dịch vụ giá trị gia tăng. Chúng ta có thể hiểu nôm na đó là tất cả các dịch vụ ngoài nghe, gọi được thiết kế nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người sử dụng điện thoại di động. Quá dễ dàng để chúng ta liệt kê các tính năng gia tăng trên điện thoại di động: chụp ảnh, nhạc chờ, nhạc chuông, game, dự báo thời tiết,…. Vậy tại sao rất nhiều người lại không biết tới VAS? Đơn giản bởi hai lý do sau: Thứ nhất, không một trường học nào dạy sinh viên về các dịch vụ này, họ chỉ được biết đến nếu ra trường có đụng chạm tới VAS. Thứ hai: Có thể nói việc người ta không biết tới dịch vụ VAS cũng giống như việc một người chơi game không biết tới dòng game mình đang chơi – một sự thật chẳng ai có thể phủ nhận phải không nào!
VAS ở Việt Nam
Hiện nay, các dịch vụ VAS đang nở rộ ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia viễn thông, dịch vụ giá trị gia tăng đang đóng góp gần 50% doanh thu của các nhà mạng. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của loại hình sản phẩm này, các nhà mạng không thể sống mà không có VAS. Song song với tỷ lệ đó là mức doanh thu hàng năm khổng lồ mà các nhà mạng thu được; các dịch vụ mới luôn nằm sẵn trên giấy chỉ chờ triển khai cho thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của loại hình này. Việc mạng 4G đã được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam cũng báo hiệu một tương lai không thể tươi sáng hơn cho các nhà phát hành VAS.
Xem thêm: Dịch vas của công ty MPTELECOM http://www.mptelecom.com.vn/service/vas
Xây dựng dịch vụ VAS như thế nào?
Các dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp cho người dùng trên các mạng di động bởi chính nhà mạng hoặc thông qua đơn vị thứ ba. Các đơn vị cung cấp dịch vụ VAS trên di động được gọi là CP (Content Provider) hoặc SP (Service Provider). Một dịch vụ VAS từ khi chưa ra đời tới khi đên tay người dùng sẽ trải qua 4 bước cơ bản sau:
Lên ý tưởng cho dịch vụ: Sau khi khảo sát các nhu cầu của thị trường (các dịch vụ đang hot, nhu cầu người dùng cho một dịch vụ mới,…), nhà phát hành sẽ tổng hợp để đề ra một ý tưởng cụ thể cho việc kinh doanh sắp tới. Hoặc bạn lấy những ý tưởng cũ của các nhà mạng khác, hoặc bạn làm một dịch vụ hoàn toàn mới. Việc nắm bắt được tâm lý người dùng là rất quan trọng bởi bạn sẽ không thể thành công nếu không ai quan tâm tới dịch vụ bạn đang làm. Nhưng đó cũng không phải tất cả, những bước quan trọng hơn sẽ được đề cập ngay sau đây. Có thể nó sẽ cứu vớt bạn khỏi một ý tưởng tồi tệ.
Viết kịch bản dịch vụ: Đây là bước tốn nhiều chất xám nhất. Bạn sẽ phải dựa trên những phác thảo ban đầu để đưa ra một kịch bản kinh doanh hoàn chỉnh. Dịch vụ của bạn sẽ có cấu trúc thế nào, ai sẽ là đối tượng chính, nội dung dịch vụ được lấy từ đâu, nhà mạng nào sẽ là đối tác của bạn,… Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong kịch bản. Thậm chí, những chi tiết nhỏ nhặt nhất như cú pháp tin nhắn thế nào, các module sẽ đảm nhiệm chức năng gì cũng cần viết ra cụ thể; đồng thời các trường hợp có thể xảy ra đều phải được tính đến. Một kịch bản tốt sẽ làm hài lòng nhà mạng, thu hút được nhiều khách hàng tham gia sử dụng và đó phải là khung xương vững chắc cho toàn bộ dự án của bạn. Ý tưởng của bạn có thể không mới nhưng nếu bạn có những cách làm mới; hướng tới những đối tượng mới, tận dụng hết những mảnh đất chưa được khai thác; bạn hoàn toàn có thể thành công. Mọi dự án đều phải có kịch bản và kịch bản đều phải được viết một cách khéo léo, tỉ mỉ. Kịch bản là thứ cốt lõi, không thể thiếu trong dự án của bạn.
Thử nghiệm dịch vụ: Đây là công đoạn cuối cùng trước khi đưa dịch vụ vào vận hành. Tất cả các ứng dụng trên điện thoại của bạn, hay những tin nhắn dịch vụ bạn nhận được từ nhà mạng đều được căn chỉnh kỹ lưỡng trong bước này. Công đoạn này sẽ đảm bảo giảm thiểu những sai sót đến mức thấp nhất, sẵn sàng để tung một dịch vụ mới ra thị trường.
Quản lý và vận hành: Bạn cần một đội ngũ giám sát, kiểm tra các thông số kỹ thuật khi dịch vụ được chạy trên rất nhiều điện thoại. Nội dung dịch vụ cần được cập nhật liên tục, các khiếu nại từ người dùng cần được giải quyết nhanh chóng và nếu có những trục trặc kỹ thuật cũng phải khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, việc kiểm soát lượt view, lượng người dùng, quảng bá mạnh mẽ dịch vụ,… sẽ đảm bảo doanh thu cho dịch vụ của bạn.
Một người làm dịch vụ VAS cần có cái đầu thông thái, nắm bắt được những xu thế mới, có thể nhìn xuyên suốt từ A tới Z, biết tận dụng điểm mạnh của mình đồng thời biết khắc phục những thiếu sót của dịch vụ. Và đó cũng phải là người “nhiều tay”, có thể làm nhiều việc một lúc (viết kịch bản, tìm kiếm nội dung, quản lý dịch vụ,…). Vì VAS là cả một quá trình dài hơi nên bạn cũng cần sắp xếp mọi thứ trong đầu mình thật hợp lý và ngăn nắp. Cuối cùng, hãy có những người bạn biết chia sẻ trong công việc, tôi tin bạn sẽ thành công với VAS.
>> Dịch vụ VAS phải có xác thực 2 lớp để bảo vệ khách hàng
Phạm Bình
Nhận xét
Đăng nhận xét